Tìm hiểu về Giày bảo hộ lao động

Tìm hiểu về giày bảo hộ lao động

1. Tìm hiểu về giày bảo hộ.
2. Tiêu chí yêu cầu của giày bảo hộ
3. Các tiêu chuẩn an toàn cho giày bảo hộ. 
4. Cách sử dụng giày bảo hộ. 
5. Các thương hiệu giày bảo hộ nhập khẩu. 
6. Các thương hiệu giày bảo hộ chất lượng sản xuất trong nước. 
7. Phân loại giày bảo hộ theo mục đích sử dụng. 
8. Cấu tạo của giày bảo hộ. 
9. Mua giày bảo hộ giá rẻ thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? 
10. Mua giày bảo hộ giá rẻ Hà Nội ở đâu? 
11. Có nên mua giày bảo hộ online? 
12. Có nên mua giày bảo hộ qua các sàn thương mại điện tử? 
13. Cách mua giày bảo hộ online an toàn? 
14. Giày bảo hộ công trình giá rẻ? 
15. Top những mẫu giày chất liệu 100% da thật.
16. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2608:1978 về Giày bảo hộ
17. 
Cách chọn giày bảo hộ phù hợp
18. Các thương hiệu giày bảo hộ nhập khẩu.
19. Top 5 điều cần lưu ý khi mua giày bảo hộ.

 

 

 

 

 

 

 

  

Giày bảo hộ lao động là gì?  

Giày bảo hộ lao động khá quen thuộc hiện nay do tính ứng dụng và sự phổ biến trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Giày bảo hộ lao động hay còn gọi là giày bảo hộ, giày mũi sắt có tính năng chính là bảo hộ, bảo vệ đôi chân người sử dụng theo đúng như tên mà mọi người sử dụng. Các chức năng chính của đôi giày bảo hộ cần có là bảo vệ mũi chân tránh các rủi ro chấn thương do va đập mạnh, vật nặng rơi xuống mũi chân. Trong các điều kiện di chuyển phức tạp cần có khả năng chống trơn trượt, tính năng cơ bản an toàn cho người sử dụng giày, nhưng cao hơn là khả năng chống đâm xuyên đế giày có lót thép, chống chịu được một số loại hóa chất, chống dầu mỡ và chịu được nhiệt độ nóng nhất định. Ở một số môi trường yêu cầu cao hơn trong công việc làm và sản xuất, đôi giày bảo hộ cần có khả năng chống tĩnh điện, hoặc cách điện ở mức độ cao hơn do yêu cầu an toàn cho người sử dụng. 

Các quy định về an toàn nơi làm việc yêu cầu đôi giày bảo hộ cần có các tính năng bảo vệ từ cơ bản đến cao hơn như bảo vệ mũi chân, lòng  bàn chân khỏi các tác động vật lý bên ngoài. Tránh được các rủi ro an toàn tại nơi làm việc theo qui định an toàn bảo hộ lao động. Nhà sản xuất cũng cân nhắc đưa vào các vật liệu phù hợp cho tưng mẫu giày khác nhau theo mục đích sử dụng chuyên biệt: mũi giày bằng sắt tránh va đập năng, đế giày cao su, đế kếp chống được dầu mỡ hóa chất, đế giày cách điện hoặc chống tĩnh điện. Nhà sản xuất giày bảo hộ cũng đưa vào các kí hiệu theo qui định an toàn bảo hộ mà đôi giày bảo hộ được trang bị. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy được đôi các kí hiệu này trên vỏ hay bao bì đi kèm sản phẩm để dễ dàng lựa chọn. 

1. Các tiêu chuẩn an toàn của giày bảo hộ: 

Theo như các tiêu chí an toàn của châu Âu tham khảo tại Wikipedia thì: 

Bảng tiêu chuẩn hóa chung của châu Âu cho giày bảo hộ trước đây là ISO 20345:2004 nhưng bản cập nhật hiện nay là ISO 20345:2011 mới nhất được sử dụng. 

Tìm hiểu về Giày bảo hộ lao động

Một đôi giày an toàn ASTM 2412-2413 tuân thủ S3

Tìm hiểu về Giày bảo hộ lao động

Một đôi giày ISO 20345: 2004 tuân thủ S3 HRO HI CI FPA an toàn cho nhân viên cứu hỏa

Tìm hiểu về Giày bảo hộ lao động

Một số loại giày an toàn truyền thống của Hà Lan là giày an toàn tiêu chuẩn S3 20345: 2004.

Tiêu chuẩn an toàn Châu Âu về giày bảo hộ lao động

Vùng bảo vệ Chi tiết
Mũi chân Chịu tác động ngoại lực 200 Joules đã bao gồm nén 15.000 newton. SB
Đế giày chống tĩnh điện. Chịu tác động 200 Joules. S1
Đế giày chống tĩnh tĩnh điện. Khả năng chịu nước nước và hấp thụ nước. Chịu tác động 200 Joules. S2
Đế giày chống tĩnh điện. Khả năng chịu nước và hấp thụ nước. Chịu tác động 200 Joules, khả năng chống thấm. S3
Bảo vệ bổ sung Đế giày chịu nhiệt ngoài: khả năng chịu lực duy nhất của đế tiếp xúc nóng lên đến 300 °C HRO
Khả năng chống thấm được cung cấp bởi một midsole thép: 1100 newtons. Khả năng chống thấm được cung cấp bởi một midsole thép: 1100 newtons P
Hấp thụ lực từ gót chân: 20 Joules E
Khả năng chống thấm nước WRU
Điện trở Dẫn điện: Điện trở tối đa 100 kΩ O
Chống tĩnh điện: Dải từ 100 kΩ đến 1000 MΩ A
Môi trường Lạnh cách điện: giày cách nhiệt chống lạnh CI
Cách nhiệt: giày cách nhiệt chống nóng HI

Ngoài ra còn có EN ISO 20346: 2004 cho giày bảo hộ (phải tuân thủ các yêu cầu an toàn cơ bản nhưng yêu cầu chịu va đập trên đầu ngón chân là thấp hơn - 100 Joules) và EN ISO 20347: 2004 cho Giày dép bảo hộ (phải tuân theo yêu cầu an toàn với tính chất chống tĩnh hoặc chống trượt. Tiêu chuẩn này không yêu cầu nắp bảo vệ)

Một số các tiêu chuẩn an toàn các nước tại châu Á cho giày bảo hộ

Trung Quốc GB 21148 & An1, An2, An3, An4, An5
Indonesia SNI 0111: 2009
Nhật Bản JIS T8101
Malaysia SIRIM MA 1598: 1998
Singapore SS 513-1: 2005
Ấn Độ IS 15298-I: phương pháp thử nghiệm năm 2011, IS 15298 –II cho giày bảo hộ, Giày dép bảo hộ IS 15298-III, Giày dép chuyên dụng IS 15298-IV
Thái Lan TIS 523-2011

Úc

AS/NZS 2210.3:2009
Việt Nam TCVN 2608:1978

 

Tiêu chuẩn Việt Nam phương tiện bảo vệ cá nhân - thực hiện 2005

TCVN 2608-78 Giày bảo hộ lao động bằng da và vải. Phân loại.
TCVN 3155-79 Giày bảo hộ lao động bằng da và vải. Danh mục các chỉ tiêu chất lượng.
TCVN 4357-86 Giày bảo hộ lao động cho công nhân đi lô cao su.
TCVN 5588:1991 Ủng cách điện.
TCVN 6408:1998 Giày, ủng cao su, ủng công nghiệp bằng cao su lưu hóa có lót. Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6409:1998 Giày, ủng cao su. Giày, ủng cao su dẫn điện có lót. Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6410:1998 Giày, ủng cao su. Giày, ủng cao su chống tĩnh điện có lót. Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6411: 1998 Giày ủng bằng chất dẻo đúc. Ủng polyvinyl clorua có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp. Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6412: 1998 Giày ủng chuyên dụng. Xác định khả năng chống trượt.
TCVN 7651:2007
( 87 ISO 20344:2004)
Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương pháp thử giày ủng
TCVN 7652:2007 (37 ISO 20345) Phương tiện bảo vệ cá nhân. Giày ủng an toàn.
TCVN 7653:2007
(37 ISO 20346:2004)
Phương tiện bảo vệ cá nhân. Giày ủng bảo vệ.
TCVN 7654:2007
(33 ISO 20347:2004)
Phương tiện bảo vệ cá nhân. Giày ủng lao động chuyên dụng.
TCVN 7280:2003
(ISO 6110:1992)
Giày ủng bằng chất dẻo đúc – ủng công nghiệp bằng poly(vinyl clorua) có  lót hoặc không có lót chống hoá chất- Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7314:2003
(ISO 6112:1992)
Giày ủng bằng chất dẻo đúc – ủng công nghiệp bằng poly(vinyl clorua) có  lót hoặc không có lót chống mỡ động vật và dầu thực vật- Yêu cầu kỹ thuật.


2. Tính năng của giày bảo hộ: 

Bảo vệ vệ chân khỏi các tác động ngoại lực gây tổn thương: 

Bảo vệ mũi chân: Giày bảo hộ yều cầu có phần che mũi chân bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt. Chịu được lực tác động lớn của vật nặng rơi vào chân của đảm bảo được độ an toàn cho người sử dụng. 

Đế giày chống trượt an toàn: giày các loại nối chung, hay giày bảo hộ cần có khả năng bám dính, giúp người sử dụng di chuyển vững không bị trơn trượt trên các bề mặt địa hình phức tạp. An toàn lao động yêu cầu đế giày di chuyển được trên các bề mặt di chuyển ẩm ướt hoặc có dầu mỡ. 

Lót thép chống đinh: một số mặt bằng cần có để lót thép chống các vật nhọn bảo vệ lòng bàn chân người lao động dẫm đạp ở mặt bằng công trình hay nhà xưởng. 

PPESupply chia sẽ nhiều hơn các kiến thức về giày bảo hộ. Nhận thêm thông tin vui lòng để lại email subcribe nhé. 

 

 

 

 

 

 

Tags: