TOP 5 điều cần lưu ý khi bạn mua giày bảo hộ

TOP 5 điều cần lưu ý khi bạn mua giày bảo hộ

Các lưu ý trong việc chọn một đôi giày bảo hộ lao động giúp bạn tránh được lãng phí mà chân bạn an toàn nhất trong quá trình sử dụng. 

 

Bạn đang phải gặp những rủi ro gì cần giày bảo hộ giải quyết

  • Lòng bàn chân: dẫm phải vật sắt nhọn cắt vào lòng bàn chân, gây tổn thương, nhiễm trùng vết cắt. 
  • Mũi chân: dập ngón do va chạm vào vật cứng như bê tông, vách...các rủi ro rơi vật nặng vào chân cũng đáng lưu ý. 
  • Đế giày: khả năng trơn trượt gây té ngã, tai nạn lao động. 
  • Cách điện, cách nhiệt: chịu được điều kiện làm việc khác nghiệt như điện áp cao vận hành hoặc bảo trì trạm điện, nhiệt độ nóng cao trong các nhà máy thép. 

Giày bảo hộ đa năng hiện nay khá phổ biến. Một đôi giày bảo hộ sẽ có đủ các tính năng bảo hộ chân bạn. Từ lòng bàn chân, mũi chân, gót chân.... trong giới hạn kĩ thuật mà nhà sản xuất thông tin rất rõ ràng trên bao bì sản phẩm. Điều quan trọng bạn cần nắm được rủi ro mà mình phải đối mặt trong an toàn lao động, đọc hiểu thông số giày bảo hộ lao động để có chọn lựa phù hợp. 

Các giải pháp bảo vệ cụ thể đôi giày bảo hộ bạn chọn sẽ mang lại

  1. Chống đinh: bắt buộc phải có tránh các rủi ro tổn thương do vật sắt nhọn. 
  2. Mũi sắt: tính năng bắt buộc có tránh các rủi ro tổn thương do vật nặng rơi vào chân. 
  3. Đế chống dầu: yêu cầu chất liệu đế là nhựa tổng hợp PVC, không bị ăn mòn và chống trơn trượt. 
  4. Cách điện: tùy theo yêu cầu mà sẽ có loại giày bảo hộ cách điện chuyên  biệt ở điện áp cao. 
  5. Chịu nhiệt độ cao lên đến 300 độ C: tùy theo yêu cầu mà loại giày chuyên dụng trang bị đủ tiêu chuẩn và phải được kiểm định rõ ràng từ bên thứ 3 do nhà SX yêu cầu thực hiện. 

Các giải pháp bảo vệ cụ thể đôi giày bảo hộ bạn chọn sẽ mang lại

Giày bảo hộ, Tôi nên chọn phong cách hay sự thoải mái ?

Nên hài hòa, cân đối 2 tiêu chí này vẫn là tốt nhất và tất nhiên phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn. Ngày nay, giày bảo hộ được mở rộng hơn không chỉ là trang bị bảo hộ cá nhân nữa. Nhà sản xuất giày bảo hộ lao động đã đưa nhiêu hơn các tính năng, các thiết kế mở rộng nhóm giày thể thao, ủng cao cổ, giày đồng phục bảo hộ lao động.

 

Giày bảo hộ không nên quá chật

Mang giày bảo hộ kể cả giày sport chật quá gây đau chân, không tiện lợi. Giày bảo hộ thường có trọng lượng nặng từ 1kg-1.2kg nên điều này cần phải lưu ý nhiều hơn. 

 

Tôi nên trả bao nhiêu cho đôi giày  bảo hộ của mình? 

Ngoài điều kiện được công ty hay tổ chức làm việc tài trợ, bản thân bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khác để có một đôi giày bảo hộ lao động ưng ý hơn là giày công ty phát nhỉ? 

Giày Bảo Hộ DHGroup

Trong giai đoạn khá khó khăn kinh tế như hiện nay, chọn một đôi giày an toàn chất lượng bên ngoài da chịu được nhiều tác động khác nhau phải da tự nhiên có ưu thế hơn da nhân tạo. Đế giày lót thép có công nghệ chống đau cột sống tốt hơn, kiểu dáng phong cách style hơn về màu sách, trang trí thì nhóm giày nhập khẩu vượt trội hơn. Tầm tiền trung bình từ 450K - 650K bạn mới có được sự lựa chọn ưng ý theo các tiêu chí ở trên cho đôi giày bảo hộ phong cách. 

 

Dấu hiệu báo bạn nên thay đôi giày bảo hộ mới? 

Một đôi giày bảo hộ hiệu quả giúp chúng ta bảo vệ toàn diện từ lòng bàn chân, ngón chân, gót chân hay giảm thiểu trơn trượt té ngã: 

  • Lủng: giày mòn, hay hỏng, dẫn đến hở. Các tạp chất bên ngoài có thể vào tiếp xúc với da chân bất cứ lúc: như hóa chất, chất bẩn.....
  • Mòn gót: giảm rất nhiều độ bám dính ở đế giày bảo hộ khi di chuyển nếu các gai ở phần đế giày mòn đi nhiều. 
  • Hở keo, bung chỉ: dấu hiệu quá lâu rồi bạn chưa thay giày bảo hộ cho mình. Ngoài ảnh hưởng sự an toàn lao động còn có cả vẻ ưa nhìn bên ngoài mà bạn cần chỉnh chu một chút cho trang phục nơi làm việc. 
  • Phần bảo vệ ngón chân: phần bảo vệ ngón rất ít khi hỏng, nhưng phải kiểm tra kĩ sau các va chạm mạnh ở phần mũi giày. Nếu phần mũi giày bị móp hoặc biến dạng thì khả năng bảo vệ ở lần va chạm mạnh - nặng lần sau không còn được đảm bảo nữa. Bạn nên cân nhắc thay đổi giày bảo hộ mới. 
  • Không nên mang giày bảo hộ quá chật: giày bảo hộ quá chật hay quá rộng đều không đủ an toàn và tiện lợi khi di chuyển. Chân bạn có thể xưng phù sau 8 tiếng di chuyển với đôi giày nhỏ size hơn chân bạn. Thường kinh nghiệm chọn giày bảo hộ hay của cánh kĩ sư là hãy chọn lớn hơn 1 size giày sport mình đang mang, và đừng quên di vớ nhé. 

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Giày bảo hộ lao động

Trên hết, nếu bạn vẫn đang chưa rõ nên chọn giày bảo hộ  nào cho mình? Hay hỏi bộ phận an toàn của cty hoặc liên hệ giày bảo hộ PPESupply để có một lựa chọn an toàn và phù hợp nhất. 

Hãy trang bị cho mình dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết nhé. 

 

Tags: giày bảo hộ