Sự khác nhau giữa cồn thực phẩm và cồn y tế

Cồn thực phẩm và cồn y tế là 2 loại cồn được sử dụng phổ biến trong đời sống. Nếu cồn thực phẩm là loại cồn dùng để phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm thì cồn y tế lại được dùng riêng cho ngành y. Bài viết hôm nay cùng MH TechGreen tìm hiểu rõ hơn về hai loại cồn này để từ đó thấy được sự khác nhau của cả hai nhé !

Phân biệt cồn thực phẩm và cồn y tế

Phân biệt cồn thực phẩm và cồn y tế

Chắc chắn trong cuộc sống đã có đôi lần bạn nghe qua những cụm từ “cồn y tế” hay “cồn thực phẩm” rồi đúng không và để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại hóa chất này mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về cồn thực phẩm và cồn y tế qua nội dung sau đấy

Khái niệm

  • Cồn thực phẩm là loại cồn có Ethanol là thành phần chiếm chủ yếu, nó còn có tên gọi khác là cồn Ethanol, rượu Etylic. Trước khi đưa vào sử dụng trong đời sống cồn thực phẩm phải được chưng cất và tinh chế để loại bỏ đi hết các tạp chất có trong nó như Axits, Este, dầu Fusel,...

  • Cồn y tế được biết đến là một chất khử trùng có tên hóa học là Ethanol, cồn ý tế ít gây hại cho da, trong thời gian sử dụng lâu dài sẽ không ngấm vào máy

Xem thêm: Cồn Sát Khuẩn Smart San - Saraya

Công dụng

Ứng dụng của cồn thực phẩm và cồn y tế trong đời sống không giống nhau 

Cồn thực phẩm

Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, cồn thực phẩm đảm nhận một số nhiệm vụ sau đây

Công dụng

  • Là nguyên liệu để sản xuất các loại đồ uống như bia, rượu vang

  • Là dung môi giúp những hóa chất khác hòa tan

  • Được sử dụng trong việc bảo quản thực phẩm

  • Thành phần trong tẩm ướp, chế biến thực phẩm

  • Ngoài ra cồn thực phẩm còn góp mặt trong lĩnh vực làm đẹp, sản xuất mỹ phẩm

Thưởng thức một ít rượu vang có chứa cồn thực phẩm sẽ giúp cơ thể phòng ngừa tốt hơn các bệnh liên quan đến tim mạch, kéo dài tuổi thọ. Để không gây hại cho sức khỏe khi sử dụng cồn thực phẩm bạn nên tuân thủ đúng liều lượng và nồng độ

Cồn y tế

Trong ngành y cồn ý tế có rất nhiều ứng dụng, cụ thể như sau

  • Là chất khử trùng, tẩy uế, khử khuẩn

  • Là thành phần để điều chế thuốc gây mê, thuốc ngủ

  • Được dùng để làm sạch vùng da cần phẫu thuật trước khi thực hiện phẫu thuật

  • Ngoài ra cồn y tế còn sử dụng để vệ sinh và sản xuất mỹ phẩm,...

Lưu ý khi sử dụng cồn thực phẩm và cồn y tế

Bên cạnh những lợi ích của cồn thực phẩm và cồn y tế mang lại trong đời sống thì khi sử dụng hai loại hóa chất này bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân

Cồn thực phẩm

Lưu ý khi sử dụng cồn thực phẩm và cồn y tế

  • Khẩu trang và găng tay bảo hộ là 2 vật dụng không thể thiếu khi tiếp xúc trực tiếp với cồn thực phẩm

  • Khi sử dụng cồn thực phẩm xong bạn cần đặt nơi thoáng mát, không đặt nơi có nguồn nhiệt cao

  • Cồn thực phẩm phải được đựng bằng những vật dụng chuyên dụng, hạn chế thấp nhất sự tác động của những tác nhân bên ngoài vào hóa chất

  • Ngoài những đồ uống được chế biến sẵn ra thì tuyệt đối không pha trực tiếp cồn thực phẩm để uống

  • Khi gặp trường hợp cồn thực phẩm bị dính vào mắt hay vô tình nuốt phải bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và thăm khám

  • Nếu đám cháy xuất phát từ cồn thực phẩm thì để xử lý ngọn lửa bạn nên sử dụng bột, hóa chất khô, bọt Co2, phun sương, tuyệt đối không dùng nước để dập lửa

  • Khi tham gia giao thông và đang điều khiển phương tiện cần nói không với các loại thực phẩm chứa xồn, nếu quy phạm nồng độ cồn cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật

Cồn y tế

  • Khi sử dụng cồn y tế bạn nên đeo khẩu trang phù hợp

  • Quá trình sử dụng bạn sẽ cảm thấy xót và rát da, tuy nhiên tình trạng này kéo dài không lâu

  • Tuyệt đối không để cồn y tế dính vào mắt, nếu chẳng may dính bạn cần rửa sạch mắt với nước sạch

  • Cồn y tế có thể gây bỏng rát niêm mạc nếu vô tình dính phải vì vậy bạn phải thật cẩn trọng và chú ý khi sử dụng

  • Không được đốt cồn

  • Không dùng cồn để sát khuẩn những vết thương hở, vết bỏng nặng

Xem thêm: Cồn 70 độ có đốt cháy được không?

Cách bảo quản cồn thực phẩm và cồn y tế

Cách bảo quản cồn thực phẩm và cồn y tế

  • Cồn thực phẩm được bảo quản ở nơi thoáng mát, không đặt cồn ở nơi có nguồn nhiệt để tráng gây hỏa hoạn. Những gia đình có trẻ em và phụ nữ mang thai không nên cho tiếp xúc với cồn thực phẩm. Khi sử dụng xong cần đậy nắp kỹ càng, đựng cồn trong những vật dụng chuyên dụng

  • Cồn y tế nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, hạn chế đặt ở nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng. Không cho trẻ em và thú nuôi tiếp xúc với cồn

Trên thị trường hiện nay, mỗi loại cồn khi sản xuất sẽ đảm nhận một nhiệm vụ, một ứng dụng khác nhau trong đời sống, cồn thực phẩm và cồn y tế cũng không ngoại lệ. Nắm được cách nhận biết cồn thực phẩm và cồn y tế để sử dụng cho phù hợp từ đó đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao hơn 

Tạm kết

Hiện nay trên thị trường có vô số các loại cồn khác nhau, ngoài cồn thực phẩm và cồn ý tế còn có thêm cồn công nghiệp, cồn IPA,...Hy vọng với bài viết trên của MH TechGreen bạn có thể phân biệt được hai loại cồn này để không gặp khó khăn trong việc chọn mua và sử dụng chúng

 

Tags: