Giày bảo hộ lao động nhắc đầu tiên đến sẽ là mũi và đế. Mũi giày chống va đập, đế lót thép chống trượt. Nhóm vật liệu chính sử dụng sản xuất giày phổ biến hiện nay trên thị trường cả giày thời trang nói chung và giày an toàn nói riêng là cao su, nhựa và PU.
Giày bảo hộ đế PU
PU (polyurethan) có tính đàn hồi tốt, độ bền cao, chống thấm, cách nhiệt, chống tác động của nhiều loại hoá chất khác nhau...màu sắc thường thấy là màu vàng nhạt. Đế giày bảo hộ PU là vật liệu có dẻo dai, độ bền tốt, cách nhiệt và chống tĩnh điện cao, chống xăng dầu, dung môi hay axit.
Đế giày PU hiện là vật liệu thân thiện với môi trường nhất. Đây cũng là yếu điểm của loại đế này bởi tính phân huỷ sau thời gian sản xuất là 3 năm. Đế giày PU vượt trội hơn nhờ các đặc tính sau:
Chịu nhiệt tốt
Đế giày băng PU có khả năng cách nhiệt, không nóng cháy hay biến dạng khi tiếp xúc gần với môi trường nhiệt độ cao: như luyện thép, lò nung...
Chống dung môi, xăng dầu và hoá chất
Dầu mỡ, tạp chất xăng dầu hay hoá chất cũng không ăn mòn được đế giày bảo hộ.
Độ bền cao
Dẻo dai nên đế giày bảo hộ lao động bằng PU dẻo hơn, chịu được lực ma sát cao hơn các loại đế giày khác.
Tránh được tác nhân bên ngoài
Chất liệu PU chống được oxy hoá, dù cho có để ngoài trời hay nóng ẩm, lạnh đế giày bảo hộ PU vẫn giữ đước độ bền. Đế giày PU hoàn toàn phù hợp auwr dụng tại các công trình xây dựng.
Giày bảo hộ đế cao su
Giày đế cao su phổ biến rất cao bởi tính ứng dụng, khả năng an toàn và đặc biệt giá thành rất rẻ. Đế cao su dùng để sản xuất giày bảo hộ có độ dẻo tương đối nên khi đi cảm giác chân không ôm, bó sát kém. Dùng lâu yếu tố nóng ẩm thời tiết sẽ ít nhiều làm giảm độ đàn hồi của vật liệu. Thích hợp cho các mẫu giày sử dụng môi trường trong nhà.
Giày bảo hộ đế nhựa
Tính phổ biến cao do ưu điểm độ bền tốt, chống dầu, chống axit.... và siêu rẻ. Nhược điểm là chịu nhiệt độ nóng kém.
Làm sao biết chọn giày đế cao su hay giày đế nhựa?
Để so sánh 2 loại đế giày bảo hộ này:
- Trọng lượng đế giày bảo hộ cao su nặng hơn đế nhựa rất nhiều, nền độ dẽo dai cũng cao hơn.
- Dùng tay gập đôi giày lại thì đế giày cao su sẽ có độ đàn hồi. Ngược lại đế nhựa cứng hơn, khi gập sẽ để lại vết gấp.
- Dùng lửa thử bạn sẽ nghe mùi khét ở đế cao su. Kiểu như mùi vỏ xe bị đốt. Đế giày nhựa sẽ bị nóng chảy và vón cụt.
Như vậy, nắm được tính năng, ưu nhược điểm các loại đế giày mà chọn giày bảo hộ lao động phù hợp với môi trường làm việc rất ưuan trọng:
Môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với dung môi, axit, xăng dầu
Nên chọn đế giày cao su hoặc PU. Độ bền đế giày bảo hộ sẽ cao hơn di chuyển trên bề mặt ẩm ướt tạp chất an toàn hơn.
Môi trường làm việc lò nung, luyện thép... thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao. Tính năng cách nhiệt ở đế cao su và đế PU sẽ tăng tuổi thọ đôi giày an toàn.
Môi trường lao động sản xuất bình thường
Công nhân, kho bãi hay thi công nội thất... không các các tác động bên ngoài như nóng ẩm, hoá chất dung môi và axit thì chọn đế giày bảo hộ lao động có lót thép nhé. Bởi đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn lao động và giá thành hợp lý hơn, tiết kiệm chi phí.
Các mẫu giày vảo hộ chống xăng, dầu theo tiêu chuẩn TCVN 7545: 2005
- Giày bảo hộ Hans HS-304NR.
- Giày bảo hộ Hans HS-55.
- Giày bảo hộ Hans HS-60.
- Giày bảo hộ Jogger Bestrun S3z
- Giày bảo hộ Kingsman Runner.
- Giày bảo hộ EDH K14 thấp cổ.
- Giày bảo hộ EDH K15 cao cổ.
Các mẫu giày bảo hộ lao động chịu nhiệt:
- Giày bảo hộ Jogger Speedy S3 300 độ C.
Tags: